Bằng sự tận tâm và bền bỉ, chúng tôi chắt lọc tinh túy từ thiên nhiên xứ đảo để mang đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe của bạn. Những trái sim được thu hái đúng độ chín, sơ chế và ngâm ủ nhiều năm liền với men giống đặc biệt để cho ra mẻ rượu thơm ngon. Rượu trắng dùng để ngâm ủ sim đều tự tay chúng tôi nấu bằng loại gạo tấm thơm chọn lọc. Nhờ đó hương vị của sim rừng được giữa nguyên hòa cùng nồng độ thích hợp của rượu ngon.
Ngoài dòng sản phẩm từ trái sim như rượu sim, vang sim, mật sim, sirô sim, kẹo sim… chúng tôi còn có rượu trái nhàu, rượu hải mã, rượu mỏ quạ... Nguyên liệu tươi ngon của xứ đảo được chọn lọc kỹ lưỡng kết hợp với phương pháp lên men dân gian cùng quy trình công nghệ tiên tiến đã tạo nên dòng sản phẩm hảo hạng.
“Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt...”
Màu tím thủy chung. Màu tím ly biệt. Màu tím nhuộm cả trời thương nhớ của tình yêu son sắt. Đi qua vùng rừng hoang đồi sỏi, bắt gặp màu tím biêng biếc ấy, người chẳng nỡ rời gót. Cánh hoa mỏng manh ôm nhụy vàng làm xốn xang lòng bằng những câu ca quen thuộc từ bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan. Màu sim đi vào văn chương, đi vào nhạc họa, để lại cả khung trời tuổi trẻ mơ mộng yêu hoa.
Tuổi nhỏ, ai đã từng nô đùa bên đồi sim, hái những đóa hoa sim tím cài lên mái tóc làm cô dâu? Mùa giêng, hoa chuyển sắc tím vào vị quả, dâng cho người thức trái thanh tân bọc trong lớp lông tơ trắng mịn. Rủ nhau đi hái sim chín rộ, lại cười như nắc nẻ khi miệng, răng, môi đứa nào cũng nhuộm một màu tím sẫm. Sim càng mọng tím càng ngọt, bớt dần vị chát. Cái ngọt lành dịu dàng mà đất đai và nắng gió chắt chiu. Màu tím ngát ấy thấm vào tận lòng dạ, để người thương tìm nhau, quên hết đói no trần thế.
“Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương”
Trong tiếng Hoa, sim có cái tên mĩ miều là Đào Kim Nương. Tiếng Anh gọi là Rose myrtle, Downy myrtle hay Isenberg bush. Cây sim thuộc bộ Myrtales, cao khoảng 1-2 mét và mọc ở độ cao từ 10 đến 1.500 mét so với mặt nước biển. Ở nước ta, sim là loài cây hoang dã chủ yếu mọc ở vùng rừng núi, hải đảo như Tây Bắc, Tây Nguyên, Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn, Hòn Gai… Thân cây khẳng khiu bám trên đá sỏi khô cằn để hút chất đất làm nên màu tím nao lòng trong sắc hoa, vị quả.
Ở Phú Quốc, sim mọc hoang trên triền núi, sườn đồi, dưới các thung lũng. Cả một vùng Tây Nam Bộ trù phú nhưng chỉ có Phú Quốc mới có sim rừng. Tháng chạp, các khu rừng phòng hộ Hàm Ninh, các xã Dương Tơ, Cửa Dương, Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm… phủ kín màu tim tím. Sim rừng xứ đảo có 2 loại, hồng sim và tiểu sim. Hồng sim có hoa tím phớt hồng, quả tím sẫm. Tiểu sim hoa trắng, quả tím đen. Khác với những nơi khác, nhờ khí hậu trong lành, sim rừng nơi đây hầu như cho hoa và trái quanh năm nhưng chỉ chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch khi đất trời giao hòa vào xuân. Lúc ấy, sắc tím của hoa đã thấm quyện vào trái, mời gọi cô thôn nữ tới hái.
Nhiều người ngơ ngẩn trước màu hoa, sắc quả mà hiếm khi biết đến công dụng tuyệt vời của sim. Theo Đông y, thân, rễ, lá, hoa và quả sim rừng đều là vị thuốc quý mà dân gian hay sử dụng. Lá sắc thành nước để sát khuẩn vết thương. Chất rhdomyrtone trong lá sim còn có vai trò như một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn nguy hiểm gây ngộ độc thực phẩm. Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Hoa sim chứa nhiều chất tannin, axit nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic có tác dụng sát khuẩn, chống ôxy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Trái sim có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ huyết, an thần, an thai và trị một số chứng đường ruột.
Do vậy người dân Phú Quốc không chỉ dùng sim như một thức trái ăn vặt mà còn chế biến ra thành nhiều loại thức uống, món ăn độc đáo có lợi cho sức khỏe. Rượu sim, mật sim, siro sim, vang sim... trở thành đặc sản riêng biệt mời gọi du khách thưởng thức khi ghé thăm đảo ngọc cuối trời Nam.
#sim #matsim #sirosim
Nhàu là tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ban cho con người. Loại cây này sinh trưởng mạnh ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới nhiều nắng gió như Việt Nam. Lá, rễ và trái nhàu được dân gian xem là bài thuốc quý. Trái nhàu khi chưa chín có màu xanh, không mùi không vị, khi chín chuyển sang màu vàng, vị hơi gắt. Người xưa xem nhàu là loại quả quý hiếm có lợi cho sức khỏe và nhan sắc, thậm chí tôn vinh nhàu là “tặng phẩm của thần thánh”, “nữ hoàng của dược thảo” vì công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Để khai thác các dưỡng chất tinh túy, trái nhàu có thể được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như dùng làm món ăn, sắc thuốc, ngâm rượu, làm trà, nước ép...
Trái nhàu chứa trên 150 thành phần, trong đó có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe và sắc đẹp như: vitamin C, vitamin B, khoáng chất, polyphenols, chất xơ, axit amin, ursolic axit, ancaloit, scopoletin, terpene... Sở dĩ nhàu được gọi là “tặng phẩm của thần thánh” vì khả năng hỗ trợ phòng chống bách bệnh. Các hoạt chất trong trái nhàu giúp người dùng tăng khả năng miễn dịch, giải độc, giảm viêm, tăng cường lưu thông máu, phòng chống các chứng bệnh truyền nhiễm. Đối với các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, suy giảm trí nhớ, mất ngủ và căng thẳng..., nhàu giúp kiềm hãm và hỗ trợ cải thiện trong quá trình điều trị. Sản phẩm từ trái nhàu còn được phụ nữ vô cùng ưa chuộng bởi nó nổi tiếng hiệu quả trong việc giảm cân, giữ dáng, phòng chống mụn, nám, mang đến làn da hồng hào mịn màng.
#ruounhau
Hải mã còn có tên gọi quen thuộc là cá ngựa. Sở dĩ chúng có tên hải mã vì phần đầu giống đầu ngựa, đuôi hình móc xoắn ốc. Hải mã thuộc loài cá, có kích cỡ từ 12 đến 30 cm. Kiểu sinh sản của chúng rất thú vị vì con đực nhận nhiệm vụ sinh con chứ không phải con cái.
Chúng sinh trưởng mạnh ở đại dương các vùng biển nhiệt đới. Ở nước ta, hầu hết các vùng biển đều có hải mã như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Phan Thiết), Đầm Môn (Khánh Hòa), Sông Cầu (Phú Yên) nhưng Phú Quốc mới là nơi tập trung nhiều hải mã tự nhiên nhất.
Những tháng đầu năm là mùa hải mã tìm hang đá, rạn san hô …để giao phối, sinh sản. Đây cũng là mùa ngư dân trúng đậm. Khắp các khu chợ ở Phú Quốc đều bày bán hải mã tươi hoặc khô.
Theo kinh nghiệm dân gian và y học phương Đông, hải mã là bài thuốc quý, thậm chí được suy tôn thần dược, sánh ngang với nhân sâm phương Bắc. Nên người xưa mới có câu: “Bắc địa nhân sâm, Nam phương hải mã”. Hải mã có vị ngọt, mặn, tính ấm, đi vào can thận. Chúng thường được ngâm rượu,tán bột để trị các bệnh hen suyễn, suy nhược cơ thể, bệnh xương khớp, đẻ khó, hiếm muộn. Đặc biệt, chúng có công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường và cải thiện khả năng sinh lý nam giới nên được xếp ở vị trí hàng đầu trong nhóm thuốc bổ thận tráng dương của Đông y.
#ruouhaima
Dây mỏ quạ (còn có tên là dây tổ kiến, tai chuột to, song ly to...) là loài dây leo ký sinh thuộc họ La bố ma (Apocynaceae) phân bổ ở vùng nhiệt đới. Loài thực vật này có tên là dây mỏ quạ vì trái giả của nó giống mỏ con quạ. Trái giả màu xanh chứa đầy nhựa trắng như sữa, bên trong có nhiều chất mùn nên kiến thường làm tổ bên trong. Ngoài ký sinh cây chủ, rễ còn phát triển trong mỗi trái giả để hút dưỡng chất do kiến mang lại. Trái mỏ quạ thường dùng ngâm rượu, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, giảm đau. Chuyên dùng cho các chứng tê thấp, đổ mồi hôi tay chân, đau lưng nhức mỏi...
#RUOUMOQUA
Rượu Tâm Giao là kết tinh của những hạt tấm chọn lọc từ loại gạo thơm ngon nơi vựa lúa trù phú đồng bằng sông Cửu Long. Mang trong mình phôi cám nguyên chất giàu dinh dưỡng, những hạt tấm ấy được nấu chín, lên men như cách làm rượu truyền thống bao đời của cha ông. Qua thời gian dài ngâm ủ cùng loại men đặc biệt và chưng cất bằng công nghệ hiện đại, từng giọt rượu thơm nồng, ngọt ngào hương vị ra lò. Tâm Giao chắt lọc thiên túy của hạt ngọc chín rồng, ngây ngất trên môi người thưởng thức, cho mối giao tình thêm bền chặt.
#RUOUTAMGIAO